Làm sao để bán
Trước khi bán tài sản
Theo quy định tài sản của Luật Đấu giá tài sản đưa ra bán đấu giá là tài sản của cá nhân hoặc tổ chức được bán đấu giá với hình thức tự nguyện hoặc bắt buộc (….luật đấu đấu giá). Đối với các tài sản bán theo hình thức bắt buộc (Tài sản thi hành án, phát mãi, thanh lý, tài sản công, quyền sử dụng đất..) quy trình đấu giá thường qua các bước sau.
Bước 1: Giai đoạn trước khi đưa tài sản ra đấu giá:
Ở giai đoạn này người có tài sản cần thực hiện các công việc cần thiết như: Xác định giá khởi điểm, chuẩn bị hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản đấu giá, thông báo có các bên liên quan về việc đưa tài sản ra đấu giá (nếu có)…
Bước 2: Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
Sau khi có quyết định của người có thẩm quyền về việc đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc lựa chon tổ chức đấu giá).
Người có tài sản đấu giá căn cứ hồ sơ tham gia tổ chức đấu giá của tổ chức đấu giá tài sản, tiêu chí quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật đấu giá tài sản để lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn.
Bước 3: Rà soát hồ sơ pháp lý của tài sản
Rà soát hồ sơ, thủ tục đưa tài sản ra bán đấu giá là một bước quan trọng và bắt buộc dù luật không quy định. Điều này giúp cho thủ đấu giá được chắc chắc, an toàn bảo vệ quyền cho người có tài sản, cho cuộc đấu giá và người mua tài sản, kịp thời hoàn thiện các thiếu sót thủ tục hành chính,nhận diện các rủi ro pháp lý của tài sản kịp thời cung cấp cho các bên tham giá, tránh các tranh chấp kiếu nai phát sinh sau khi đấu giá thành.
Pháp lý tài sản đấu giá muôn hình vạn trạng và rất phức tạp, để nghiên cứu, nắm vững và hoàn thiện pháp lý đòi hỏi pháp có trình độ pháp lý chuyên sâu không chỉ trong lĩnh vực đấu giá và các lĩnh vực liên quan đến tài sản đấu giá như Ngân hàng, Thi hành án, Tài sản công. Năng lực và uy tin của mỗi đơn vị tổ chức đấu giá được thể hiện quan nghiệp vụ rà soạt hồ sơ này.
Sau khi tiếp nhận các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến tài sản đấu giá từ người có tài sản, MP Auction nghiên cứu hồ sơ đấu giá một cách cẩn trọng và chắc chắn. Việc nghiên cứu hồ sơ một cách toàn diện, từ bao quát cho đến chi tiết từng giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ sẽ giúp MP Auction hiểu, đánh giá tích chất của tài sản/hồ sơ và có dự kiện kế hoạch đấu giá phù hợp đề xuất với người có tài sản trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ. Trường hợp hồ sơ chưa hoàn thiện, MP Auction sẽ đề xuất và cùng hỗ trợ người có tài sản bổ sung, hoàn thiệt hồ sơ tài sản. Đây là một bước quan trong trong và cần thiết trước khi đưa tài sản ra đấu giá, kịp thời bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản theo đúng quy định của pháp luật, tránh rơi vào tình trạng bất lợi về pháp lý trong trường hợp phát sinh tranh chấp trong và sau khi đã đấu giá tài sản.
Bước 4: Ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản
Người có tài sản đấu giá ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với MP Auction để thực hiện việc đấu giá tài sản. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật đấu giá tài sản.
Bước 5: MP Auction tiến hành tổ chức đấu giá tài sản theo trình tự thủ tục của luật đấu giá tài sản.
Liên hệ và trao đổi thêm về pháp lý tài sản trước khi bán đấu giá:
P.Nghiệp vụ đấu giá: nghiepvudaugia@gmail.com – 028.38453169
P.Kinhdoanh: Mr Sơn – P.giám đốc kinh doanh – 0903216826