Pháp lý tài sản

Trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, Người có tài sản đấu giá có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức đấu giá bằng những chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền được bán tài sản theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những bằng chứng đó (Khoản 2 Điều 33 Luật đấu giá tài sản  năm 2016).

Sau khi tiếp nhận các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến tài sản đấu giá từ người có tài sản, MP Auction nghiên cứu hồ sơ đấu giá một cách cẩn trọng và chắc chắn. Việc nghiên cứu hồ sơ một cách toàn diện, từ bao quát cho đến chi tiết từng giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ sẽ giúp MP Auction hiểu, đánh giá tích chất của tài sản/hồ sơ và có dự kiện kế hoạch đấu giá phù hợp đề xuất với người có tài sản trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ. Trường hợp hồ sơ chưa hoàn thiện, MP Auction sẽ đề xuất và cùng hỗ trợ người có tài sản bổ sung, hoàn thiệt hồ sơ tài sản. Đây là một bước quan trong trong và cần thiết trước khi đưa tài sản ra đấu giá, kịp thời bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản theo đúng quy định của pháp luật, tránh rơi vào tình trạng bất lợi về pháp lý trong trường hợp phát sinh tranh chấp trong và sau khi đã đấu giá tài sản.

Tùy thuộc vào từng loại tài sản mà hồ sơ pháp lý cần cung cấp có sự khác nhau, MP Auction liệt kê các trường hợp điển hình thường xuyên tổ chức đấu giá như sau:

Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm:

Đối với bất động sản:

  1. Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu : Giấy CNQSHƠ & QSDĐỞ, Hợp đồng mua bán, …
  2. Hợp đồng thế chấp tài sản.
  3. Hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ.
  4. Đơn đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc đơn đăng ký thế chấp (Mẫu 01) .
  5. Thông báo về việc xử lý tài sản đảm bảo.
  6. Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm (Phiếu 03).
  7. Biên bản thỏa thuận giá khởi điểm hoặc chứng thư thẩm định giá. (Xác định về giá khởi điểm).
  8. Biên bản bàn giao tài sản đảm bảo hoặc biên bản thu giữ có xác nhận của chính quyền địa phương.Trường hợp thu giữ thì cung cấp thêm quyết định thu giữ thông báo thu giữ.
  9. Công văn đề nghị đấu giá để thu hồi nợ (ghi rõ bước giá) (Trường hợp chủ tài sản đồng ý chọn Minh Pháp tổ chức đấu giá).

Đối với động sản:

  1. Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (giấy tờ xe, đăng kiểm)
  2. Hợp đồng thế chấp tài sản
  3. Hợp đồng tín dụng
  4. Thông báo thu hồi nợ trước hạn.
  5. Đơn đăng ký giao dịch bảo đảm.
  6. Thông báo về việc xử lý tài sản đảm bảo.
  7. Biên bản bàn giao tài sản bảo đảm hoặc biên bản thu giữ tài sản bảo đảm. Trường hợp là tài sản thu giữ thì phải cung cấp thêm quyết định thu giữ.
  8. Chứng thư thẩm định giá hoặc biên bản thoả thuận về giá.
  9. Công văn đề nghị đấu giá.

Đối với khoản nợ:

  1. Hợp đồng thế chấp
  2. Hợp đồng tín dụng, giấy tờ nhận nợ.
  3. Quyết định thành lập hội đồng bán khoản nợ.
  4. Biên bản họp hội đồng bán khoản nợ.
  5. Quyết định bán của hội đồng khoản nợ.( phê duyệt giá khởi điểm, phương án bán).
  6. Chứng thư thẩm định giá độc lập (nếu có).
  7. Toàn bộ pháp lý liên quan tới tài sản đảm bảo cho khoản nợ.
  8. Biên bản thỏa thuận về việc bán nợ (nếu có).
  9. Thông tin về dư nợ của khách hàng, pháp lý của khách hàng, tình trạng về khoản nợ.
  10. Công văn đề nghị đấu giá.

Trường hợp không có lựa chọn thì phải làm thông báo lựa chọn tổ chức đấu thầu và thông báo kết quả đấu giá theo quy định tại điều 56 Luật đấu giá 2016.

Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự

  1. Công văn thông báo kết quả được lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản (kèm theo biên bản thoả thuận hoặc không thoả thuận được về tổ chức đấu giá.
  2. Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
  3. Quyết định thi hành án dân sự theo đơn yêu cầu, Quyết định thi hành án chủ động của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự (trường hợp phó ký thay phải cung cấp thêm văn bản phân công hoặc uỷ quyền)
  4. Quyết định kê biên tài sản của Chấp hành viên
  5. Biên bản kê biên tài sản
  6. Văn bản xác định giá khởi điểm (1 trong 3 loại)
  7. Biên bản thoả thuận của đương sự về giá khởi điểm của tài sản kê biên
  8. Chứng thư thẩm định giá
  9. Quyết định xác định giá khởi điểm của Chấp hành viên tham khảo cơ quan chuyên môn có liên quan
  10. Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản (nếu có) , bản vẽ hiện trạng sơ đồ thửa đất
  11. Trường hợp, không có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản thay thế bằng biên bản xác minh đối với tài sản kê biên.

Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

  1. Công văn thông báo kết quả được lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
  2. Biên bản chuyển giao tang vật phương tiện VPHC
  3. Một trong các loại:

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (có hình phạt tịch thu tang vật, phương tiện VPHC

Quyết định tịch thu tang vật phương tiện VPHC

  1. Văn bản định giá TVPT hoặc hóa đơn, chứng từ khác thể hiện giá trị của tang vật, phương tiện VPHC bị tịch thu
  2. Văn bản phê duyệt phương án xử lý TV, PTVPHC bị tịch thu (kèm phương án)
  3. Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có);
  4. Các giấy tờ liên quan khác liên quan đến giao quyền xử phạt VPHC trong trường hợp cấp phó ký quyết định xử phạt VPHC.

Liên hệ và trao đổi thêm về pháp lý tài sản trước khi đấu giá:

P.Nghiệp vụ đấu giá: nghiepvudaugia@gmail.com – 028.38453169

P.Kinhdoanh: Mr Sơn – P.giám đốc kinh doanh – 0903216826