Bàn về quyền lợi và nghĩa vụ của người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá trong thi hành án dân sự
Đấu giá tài sản thi hành án là một trong những bước tác nghiệp quan trọng khi xử lý tài sản thi hành án. Trong giai đoạn này, ngoài chủ thê là đương sự(người được thi hành án, người phải thi hành án) thì một chủ thể khác rất quan trọng, cần được quan tâm, bảo vệ quyền lợi, đó chính là người trúng đấu giá, người mua được tài sản thi hành án.
Việc đấu giá tài sản thi hành án được thực hiện theo các quy định tại Luật Đấu giá tài sản năm 2016(Luật Đấu giá); Điều 101, 102, 103, 104 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 ( Luật THADS); Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP( được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP); Điều 5 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC.
Luật THADS không có quy định giải thích thế nào là người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá trong THADS. Theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản thì “Người trúng đấu giá” là cá nhân, tổ chức trả giá cao nhất so với giá khởi điểm hoặc bằng giá khởi điểm trong trường hợp không có người trả giá cao hơn giá khởi điểm khi đấu giá theo phương thức trả giá lên; cá nhân, tổ chức chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá đã giảm trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống. “Người mua được tài sản đấu giá” là người trúng đấu giá và ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản.
Theo đó, có thể hiểu người trúng đấu giá tài sản thi hành án là cá nhân, tổ chức đã trả giá cao nhấttheo phương thức trả giá lên. Người mua được tài sản đấu giá thi hành án là người đã trúng đấu giá tài sản thi hành án và ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản. Người trúng đấu giá, người mua được tài sản bán đấu giá có thể là tổ chức, cá nhân và chỉ xuất hiện khi tài sản thi hành án được đưa vào bán đấu giá.
1.Quyền của người mua trúng đấu giá, người mua được tài sản thi hành án.
Quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá được quy định tại Điều 48 Luật Đấu giá. Theo đó, người trúng đấu giá có các quyền sau đây:
– Yêu cầu người có tài sản đấu giá ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật;
– Được nhận tài sản đấu giá, có quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật;
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đấu giá đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật;
– Các quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá trong thi hành án dân sự cũng có các quyền và nghĩa vụ chung theo quy định của Luật Đấu giá.
Đối với người mua được tài sản thi hành án, Luật THADS đã có những quy định cụ thể về đảm bảo quyền lợi của người mua được tài sản thi hành án, cụ thể như sau:
Một là: Quyền lợi của người mua được tài sản thi hành án được đặc biệt quan tâm.
Luật THADS đã dành riêng 01 điều luật( Điều 103) quy định về bảo vệ quyền của người mua tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án. Luật THADS khẳng định: “Người mua được tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án được bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó”. Luận điểm này cũng tương đồng với quy định tại Điều 7 Luật Đấu giá về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá ngay tình : “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá ngay tình.”
Hai là: Quyền nhận tài sản của người mua được tài sản bán đấu giá
Điều 103 Luật THADS đã quy định rất rõ ràng về việc đảm bảo quyền nhận tài sản của người mua được tài sản bán đấu giá trong trường hợp bản án, quyết định bị kháng nghị, sửa đổi: Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá nhưng bản án, quyết định bị kháng nghị, sửa đổi hoặc bị hủy thì cơ quan THADS tiếp tục giao tài sản, kể cả thực hiện việc cưỡng chế thi hành án để giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp kết quả bán đấu giá bị hủy theo quy định của pháp luật hoặc đương sự có thỏa thuận khác.
Khoản 2, khoản 3 Điều 7 Luật Đấu giá cũng quy định rõ: Trường hợp có người thứ ba tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá thì quyền sở hữu vẫn thuộc về người mua được tài sản đấu giá ngay tình. Trường hợp có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ các quyết định liên quan đến tài sản đấu giá trước khi tài sản được đưa ra đấu giá nhưng trình tự, thủ tục đấu giá tài sản bảo đảm tuân theo quy định của Luật này thì tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của người mua được tài sản đấu giá ngay tình, trừ trường hợp kết quả đấu giá tài sản bị hủy theo quy định tại Điều 72 của Luật Đấu giá.
Về thời hạn, trách nhiệm của cơ quan THADS trong việc giao tài sản cho người trúng đấu giá cũng được quy định rõ ràng: Trong thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền, cơ quan THADS phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng.
Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản đấu giá. Tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.( khoản 3 Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP)
Trong thời gian chưa giao được tài sản, cơ quan THADS làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào ngân hàng theo hình thức gửi tiền có kỳ hạn 01 tháng cho đến khi giao được tài sản, phần lãi tiền gửi được cộng vào số tiền gửi ban đầu để thi hành án; trường hợp không giao được tài sản thì phần lãi tiền gửi thuộc về người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác.
Ba là: Được đảm bảo về quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản trúng đấu giá
Trong trường hợp người phải thi hành án, người đang quản lý tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người mua được tài sản thi hành án thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Luật THADS cũng quy định rõ việc cưỡng chế giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án thực hiện theo quy định tại các điều 114, 115, 116 và 117 của Luật THADS.
Điều 106 Luật THADS cũng quy định rõ về việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản cho người mua được tài sản thi hành án: Người mua được tài sản thi hành án được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng cho người mua thi hành án. Cơ quan THADS có trách nhiệm cung cấp đầy đủ những văn bản, giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này cho người mua tài sản thi hành án….
Bốn là: Quyền hủy bỏ hợp đồng
Khoản 4 Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định rõ: Trường hợp đến hạn theo hợp đồng bán đấu giá tài sản mà cơ quan THADS không giao được tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thì người này có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng đấu giá.
Năm là: Quyền khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về kết quả đấu giá:
Khoản 2 Điều 102 Luật THADS Người mua được tài sản bán đấu giá, Chấp hành viên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, nếu có căn cứ chứng minh có vi phạm trong quá trình bán đấu giá tài sản.
Việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá, khiếu nại, khởi kiện về hiệu lực pháp lý của cuộc đấu giá thành, việc hủy kết quả đấu giá tài sản quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 72 của Luật Đấu giá được thực hiện theo thủ tục rút gọn của pháp luật tố tụng dân sự.
2.Nghĩa vụ của người trúng đấu giá tài sản thi hành án; người mua được tài sản đấu giá trong thi hành án dân sự
Theo khoản 2 Điều 48 Luật Đấu giá, người trúng đấu giá có các nghĩa vụ sau đây:
– Ký biên bản đấu giá, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;
– Thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan;
– Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật THADS, người trúng đấu giá tài sản thi hành án có các nghĩa vụ cụ thể như sau:
Một là: Hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với việc mua tài sản
Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày đấu giá thành và không được gia hạn thêm. Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 11/2016/ TT-BTP quy định: Người mua được tài sản bán đấu giá thực hiện việc nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của cơ quan thi hành án dân sự mở tại Kho bạc Nhà nước.
Hai là: Trách nhiệm khi từ chối mua tài sản:
Khoản 5 Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định: Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản, khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.
Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ hoặc không đúng hạn nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thì tiền thanh toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản.Cơ quan THADS tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, người trúng đấu giá cũng có các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, Luật THADS và Luật Đấu giá đã có những quy định về nghĩa vụ của người trúng đấu giá tài sản thi hành án, tuy nhiên về nghĩa vụ của người mua được tài sản thi hành án, Luật THADS chưa có các quy định liên quan đến vấn đề này. Đa số ý kiến cho rằng, việc quy định cụ thể về nghĩa vụ của người mua được tài sản thi hành án là rất cần thiết. Vì về mặt lý luận, hai chủ thể này không hoàn toàn giống nhau. Theo đó họ sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Việc phân định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của hai chủ thể này sẽ tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ hơn cho cơ quan THADS cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết các tranh chấp phát sinh. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các quy định rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của người mua được tài sản đấu giá trong THADS.
Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người mua được tài sản thi hành án vẫn còn một số khó khăn.
Một là: Trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo thi hành án đã có nhiều trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không nộp, nộp không đủ tiền mua tài sản trong thời hạn quy định. Mặc dù tại khoản 5 Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP đã quy định: Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản, khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.
Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ hoặc không đúng hạn nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thì tiền thanh toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản. Cơ quan THADS tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Quy định như trên là tương đối cụ thể và rõ ràng đối với việc xử lý số tiền đặt trước trong từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên, cần có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện đối với các trường hợp này. Theo quy định tại Điều 72 Luật đấu giá tài sản có 05 trường hợp kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy. Bao gồm, theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá về việc hủy kết quả đấu giá tài sản hoặc giữa người có tài sản đấu giá và người trúng đấu giá về việc hủy giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, trừ trường hợp gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.Trường hợp Tòa án tuyên vô hiệu theo quy định của pháp luật dân sự phải có yếu tố người trúng đấu giá có hành vi vi phạm theo quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 9 Luật đấu giá tài sản. Ba trường hợp còn lại quy định căn để hủy kết quả bán đấu giá, hợp đồng mua bán tài sản, không có trường hợp nào quy định về việc người trúng đúng giá không nộp, nộp không đủ tiền mua tài sản trong thời hạn.
Do đó, đa số ý kiến cho rằng cần phải bổ sung quy định về hủy kết quả bán đấu giá, hủy hợp đồng mua bán tài sản đối với trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không nộp tiền mua tài sản trong thời hạn quy định; đảm bảo việc hủy được thực hiện nhanh chóng, tránh kéo dài, gây thiệt hại cho các đương sự. Đồng thời cần nghiên cứu quy định khi tiếp tục bán đấu giá tài sản thì lấy giá nào làm giá khởi điểm để bán đấu giá? Lấy giá khời điểm của lần bán đấu giá bị hủy hay lấy giá khởi điểm là giá trúng đấu gái của lần bán trước đó?
Hai là: Theo khoản 2 Điều 104 Luật THADS quy định từ sau lần giảm giá thứ 2 trở đi mà không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án.
Song, thực tế có trường hợp hợp hủy kết quả bán đấu giá, hủy hợp đồng mua bán tài sản do người mua được tài sản bán đấu giá không nộp tiền mua tài sản trong thời hạn quy định đối với tài sản đã giảm giá lần 2, vậy người được thi hành án có quyền nhận tài sản để trừ vào tiền thi hành án không? Vì trường hợp này vẫn có người tham gia trả giá, đấu giá, và không thuộc bán đấu giá không thành. Do vậy, cần nghiên cứu bổ sung quy định người được thi hành án được nhận tài sản để trừ vào tiền thi hành án và được nhận tài sản ở mức giá khởi điểm khi bán đấu giá.
Ba là: Cần bổ sung các quy định chặt chẽ hơn nữa về trách nhiệm nhận tài sản của người mua trúng đấu giá tài sản thi hành án. Trong thực tế đã có những trường hợp người mua được tài sản thi hành án sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, vì nhiều lý do khác nhau lại không muốn nhận tài sản mà mình đã tham gia mua. Cá biệt còn có những trường hợp gây khó khăn để tìm cách hủy hợp đồng mua bán tài sản mà không phải chịu các nghĩa vụ tài chính theo quy định…. Do đó cũng cần có quy định cụ thể trong trường hợp người mua được tài sản thi hành án không nhận tài sản đã mua trúng đấu giá thì hệ quả pháp lý tiếp theo sẽ giải quyết ra sao, trình tự, thủ tục thực hiện, giải quyết trong những trường hợp đó như thế nào?…để thuận lợi hơn cho chấp hành viên và cơ quan THADS khi áp dụng pháp luật trong những trường hợp này.
Luật THADS không có quy định giải thích thế nào là người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá trong THADS. Theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản thì “Người trúng đấu giá” là cá nhân, tổ chức trả giá cao nhất so với giá khởi điểm hoặc bằng giá khởi điểm trong trường hợp không có người trả giá cao hơn giá khởi điểm khi đấu giá theo phương thức trả giá lên; cá nhân, tổ chức chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá đã giảm trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống. “Người mua được tài sản đấu giá” là người trúng đấu giá và ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản.
Theo đó, có thể hiểu người trúng đấu giá tài sản thi hành án là cá nhân, tổ chức đã trả giá cao nhấttheo phương thức trả giá lên. Người mua được tài sản đấu giá thi hành án là người đã trúng đấu giá tài sản thi hành án và ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản. Người trúng đấu giá, người mua được tài sản bán đấu giá có thể là tổ chức, cá nhân và chỉ xuất hiện khi tài sản thi hành án được đưa vào bán đấu giá.
1.Quyền của người mua trúng đấu giá, người mua được tài sản thi hành án.
Quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá được quy định tại Điều 48 Luật Đấu giá. Theo đó, người trúng đấu giá có các quyền sau đây:
– Yêu cầu người có tài sản đấu giá ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật;
– Được nhận tài sản đấu giá, có quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật;
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đấu giá đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật;
– Các quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá trong thi hành án dân sự cũng có các quyền và nghĩa vụ chung theo quy định của Luật Đấu giá.
Đối với người mua được tài sản thi hành án, Luật THADS đã có những quy định cụ thể về đảm bảo quyền lợi của người mua được tài sản thi hành án, cụ thể như sau:
Một là: Quyền lợi của người mua được tài sản thi hành án được đặc biệt quan tâm.
Luật THADS đã dành riêng 01 điều luật( Điều 103) quy định về bảo vệ quyền của người mua tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án. Luật THADS khẳng định: “Người mua được tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án được bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó”. Luận điểm này cũng tương đồng với quy định tại Điều 7 Luật Đấu giá về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá ngay tình : “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá ngay tình.”
Hai là: Quyền nhận tài sản của người mua được tài sản bán đấu giá
Điều 103 Luật THADS đã quy định rất rõ ràng về việc đảm bảo quyền nhận tài sản của người mua được tài sản bán đấu giá trong trường hợp bản án, quyết định bị kháng nghị, sửa đổi: Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá nhưng bản án, quyết định bị kháng nghị, sửa đổi hoặc bị hủy thì cơ quan THADS tiếp tục giao tài sản, kể cả thực hiện việc cưỡng chế thi hành án để giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp kết quả bán đấu giá bị hủy theo quy định của pháp luật hoặc đương sự có thỏa thuận khác.
Khoản 2, khoản 3 Điều 7 Luật Đấu giá cũng quy định rõ: Trường hợp có người thứ ba tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá thì quyền sở hữu vẫn thuộc về người mua được tài sản đấu giá ngay tình. Trường hợp có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ các quyết định liên quan đến tài sản đấu giá trước khi tài sản được đưa ra đấu giá nhưng trình tự, thủ tục đấu giá tài sản bảo đảm tuân theo quy định của Luật này thì tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của người mua được tài sản đấu giá ngay tình, trừ trường hợp kết quả đấu giá tài sản bị hủy theo quy định tại Điều 72 của Luật Đấu giá.
Về thời hạn, trách nhiệm của cơ quan THADS trong việc giao tài sản cho người trúng đấu giá cũng được quy định rõ ràng: Trong thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền, cơ quan THADS phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng.
Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản đấu giá. Tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.( khoản 3 Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP)
Trong thời gian chưa giao được tài sản, cơ quan THADS làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào ngân hàng theo hình thức gửi tiền có kỳ hạn 01 tháng cho đến khi giao được tài sản, phần lãi tiền gửi được cộng vào số tiền gửi ban đầu để thi hành án; trường hợp không giao được tài sản thì phần lãi tiền gửi thuộc về người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác.
Ba là: Được đảm bảo về quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản trúng đấu giá
Trong trường hợp người phải thi hành án, người đang quản lý tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người mua được tài sản thi hành án thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Luật THADS cũng quy định rõ việc cưỡng chế giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án thực hiện theo quy định tại các điều 114, 115, 116 và 117 của Luật THADS.
Điều 106 Luật THADS cũng quy định rõ về việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản cho người mua được tài sản thi hành án: Người mua được tài sản thi hành án được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng cho người mua thi hành án. Cơ quan THADS có trách nhiệm cung cấp đầy đủ những văn bản, giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này cho người mua tài sản thi hành án….
Bốn là: Quyền hủy bỏ hợp đồng
Khoản 4 Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định rõ: Trường hợp đến hạn theo hợp đồng bán đấu giá tài sản mà cơ quan THADS không giao được tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thì người này có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng đấu giá.
Năm là: Quyền khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về kết quả đấu giá:
Khoản 2 Điều 102 Luật THADS Người mua được tài sản bán đấu giá, Chấp hành viên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, nếu có căn cứ chứng minh có vi phạm trong quá trình bán đấu giá tài sản.
Việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá, khiếu nại, khởi kiện về hiệu lực pháp lý của cuộc đấu giá thành, việc hủy kết quả đấu giá tài sản quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 72 của Luật Đấu giá được thực hiện theo thủ tục rút gọn của pháp luật tố tụng dân sự.
2.Nghĩa vụ của người trúng đấu giá tài sản thi hành án; người mua được tài sản đấu giá trong thi hành án dân sự
Theo khoản 2 Điều 48 Luật Đấu giá, người trúng đấu giá có các nghĩa vụ sau đây:
– Ký biên bản đấu giá, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;
– Thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan;
– Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật THADS, người trúng đấu giá tài sản thi hành án có các nghĩa vụ cụ thể như sau:
Một là: Hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với việc mua tài sản
Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày đấu giá thành và không được gia hạn thêm. Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 11/2016/ TT-BTP quy định: Người mua được tài sản bán đấu giá thực hiện việc nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của cơ quan thi hành án dân sự mở tại Kho bạc Nhà nước.
Hai là: Trách nhiệm khi từ chối mua tài sản:
Khoản 5 Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định: Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản, khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.
Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ hoặc không đúng hạn nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thì tiền thanh toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản.Cơ quan THADS tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, người trúng đấu giá cũng có các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, Luật THADS và Luật Đấu giá đã có những quy định về nghĩa vụ của người trúng đấu giá tài sản thi hành án, tuy nhiên về nghĩa vụ của người mua được tài sản thi hành án, Luật THADS chưa có các quy định liên quan đến vấn đề này. Đa số ý kiến cho rằng, việc quy định cụ thể về nghĩa vụ của người mua được tài sản thi hành án là rất cần thiết. Vì về mặt lý luận, hai chủ thể này không hoàn toàn giống nhau. Theo đó họ sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Việc phân định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của hai chủ thể này sẽ tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ hơn cho cơ quan THADS cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết các tranh chấp phát sinh. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các quy định rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của người mua được tài sản đấu giá trong THADS.
Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người mua được tài sản thi hành án vẫn còn một số khó khăn.
Một là: Trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo thi hành án đã có nhiều trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không nộp, nộp không đủ tiền mua tài sản trong thời hạn quy định. Mặc dù tại khoản 5 Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP đã quy định: Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản, khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.
Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ hoặc không đúng hạn nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thì tiền thanh toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản. Cơ quan THADS tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Quy định như trên là tương đối cụ thể và rõ ràng đối với việc xử lý số tiền đặt trước trong từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên, cần có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện đối với các trường hợp này. Theo quy định tại Điều 72 Luật đấu giá tài sản có 05 trường hợp kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy. Bao gồm, theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá về việc hủy kết quả đấu giá tài sản hoặc giữa người có tài sản đấu giá và người trúng đấu giá về việc hủy giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, trừ trường hợp gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.Trường hợp Tòa án tuyên vô hiệu theo quy định của pháp luật dân sự phải có yếu tố người trúng đấu giá có hành vi vi phạm theo quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 9 Luật đấu giá tài sản. Ba trường hợp còn lại quy định căn để hủy kết quả bán đấu giá, hợp đồng mua bán tài sản, không có trường hợp nào quy định về việc người trúng đúng giá không nộp, nộp không đủ tiền mua tài sản trong thời hạn.
Do đó, đa số ý kiến cho rằng cần phải bổ sung quy định về hủy kết quả bán đấu giá, hủy hợp đồng mua bán tài sản đối với trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không nộp tiền mua tài sản trong thời hạn quy định; đảm bảo việc hủy được thực hiện nhanh chóng, tránh kéo dài, gây thiệt hại cho các đương sự. Đồng thời cần nghiên cứu quy định khi tiếp tục bán đấu giá tài sản thì lấy giá nào làm giá khởi điểm để bán đấu giá? Lấy giá khời điểm của lần bán đấu giá bị hủy hay lấy giá khởi điểm là giá trúng đấu gái của lần bán trước đó?
Hai là: Theo khoản 2 Điều 104 Luật THADS quy định từ sau lần giảm giá thứ 2 trở đi mà không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án.
Song, thực tế có trường hợp hợp hủy kết quả bán đấu giá, hủy hợp đồng mua bán tài sản do người mua được tài sản bán đấu giá không nộp tiền mua tài sản trong thời hạn quy định đối với tài sản đã giảm giá lần 2, vậy người được thi hành án có quyền nhận tài sản để trừ vào tiền thi hành án không? Vì trường hợp này vẫn có người tham gia trả giá, đấu giá, và không thuộc bán đấu giá không thành. Do vậy, cần nghiên cứu bổ sung quy định người được thi hành án được nhận tài sản để trừ vào tiền thi hành án và được nhận tài sản ở mức giá khởi điểm khi bán đấu giá.
Ba là: Cần bổ sung các quy định chặt chẽ hơn nữa về trách nhiệm nhận tài sản của người mua trúng đấu giá tài sản thi hành án. Trong thực tế đã có những trường hợp người mua được tài sản thi hành án sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, vì nhiều lý do khác nhau lại không muốn nhận tài sản mà mình đã tham gia mua. Cá biệt còn có những trường hợp gây khó khăn để tìm cách hủy hợp đồng mua bán tài sản mà không phải chịu các nghĩa vụ tài chính theo quy định…. Do đó cũng cần có quy định cụ thể trong trường hợp người mua được tài sản thi hành án không nhận tài sản đã mua trúng đấu giá thì hệ quả pháp lý tiếp theo sẽ giải quyết ra sao, trình tự, thủ tục thực hiện, giải quyết trong những trường hợp đó như thế nào?…để thuận lợi hơn cho chấp hành viên và cơ quan THADS khi áp dụng pháp luật trong những trường hợp này.
Ths. Hoàng Thị Thanh Hoa
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Xuyên, Hà Nội
Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thi hành án dân sự, ngày 18/07/2020.